Thêm 1 lần nữa Toshiya Miura thất bại và phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ NHM bóng đá Việt Nam. Liệu có quá bất công khi phủi bỏ tất cả nỗ lực của nhà cầm quân này trong gần 2 năm qua?
Đã đến hồi kết của Miura?
Hi vọng lắm thì cũng thất vọng nhiều! u23 viet nam đã kết thúc vòng bảng U23 châu Á với 3 thất bại, nhận 8 bàn thua và chỉ 3 lần nổ súng. Vẫn biết đây là giải đấu quá tầm với bóng đá Việt Nam nhưng NHM nước nhà vẫn có chút gì đó nuối tiếc, hụt hẫng vì lối chơi nghèo nàn, thiếu sức sống, thậm chí bị chê “chẳng có bài vở” của HLV Toshiya Miura.
Quả thực, nếu nhìn cách tiếp cận trận đấu của U23 Việt Nam trước Jordan và Australia, Ai cũng nhận ra sự bất hợp lý của HLV Miura. Không ai lấy sở đoản của mình để chống lại sở trường của đối phương! Nhưng Miura đã làm vậy khi sử dụng quá nhiều bóng dài, bóng bổng trong cuộc chiến thể hình thể lực với đội bạn. Cái kết thì ai cũng thấy! Chúng ta may mắn khi chỉ để lọt lưới 5 bàn ở 2 trận ra quân.
Sau thất bại tại giải đấu này, ông Miura sẽ bị sa thải?
Mãi tới trận đấu cuối cùng, khi U23 Việt Nam đã chính thức bị loại, Miura mới thay đổi. Ông để các học trò tự do thể hiện mình, tất nhiên vẫn trên ý đồ đá rát nhằm ngăn cản đối phương. Từ thay đổi trong tư duy, U23 Việt Nam chơi khởi sắc hơn hẳn với nhiều pha phối hợp nhóm sắc nét và những tình huống đột phá cá nhân đầy táo bạo. Hai bàn thắng vào lưới U23 UAE cho thấy chúng ta đáng lẽ đã làm tốt hơn nếu chơi theo bản sắc vốn có của chính mình.
Đã khá lâu rồi, NHM bóng đá nước nhà mới được chiêm ngưỡng những pha phối hợp, đan lát như thêu hoa dệt gấm của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường,… Chính thông tin này đã giúp U23 Việt Nam gạt bỏ ít nhiều sự thua thiệt về thể hình, thể lực so với đối phương.
Đây cũng là lối chơi mà U23 Thái Lan sử dụng xuyên suốt dưới thời Kiatisuk. Ở VCK U23 châu Á, người Thái không đạt mục tiêu nhưng cũng ra về với 2 trận hòa đáng biểu dương trước Ả Rập Saudi và Triều Tiên. Thậm chí, tờ bao bong da Bangkok Post còn cho rằng thầy trò Kiatisuk đã đi tiếp nếu đổi vị trí cho U23 Việt Nam.
Đây đâu phải là lần đầu tiên HLV Miura bị chỉ trích về cách chọn đấu pháp. Ông từng nhiều lần bị CĐV Việt Nam “đuổi khéo” khi thất bại ở hàng loạt giải đấu như AFF Cup 2014 hay SEA Games 2015. Không chỉ thua, chiến lược gia người Nhật còn bị đay nghiến vì lối chơi cơ bắp xấu xí, khác hẳn với các triết lý trước đây của đội tuyển Việt Nam.
Thất bại ở VCK U23 châu Á này có lẽ chỉ là giọt nước tràn ly khiến NHM hết kiên nhẫn với Miura. Có lẽ đã tới lúc VFF nên chấm dứt hợp đồng với nhà cầm quân này!
Không thành công, cũng thành nhân
Ông Miura đến khi bóng đá Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng
Bóng đá Việt Nam mới chỉ 1 lần thành công ở khu vực khi đăng quang AFF Cup cùng Henrique Calisto vào năm 2008. Nhưng thống kê lại chỉ ra rằng chiến lược gia người Bồ kém hẳn Miura về hiệu suất chiến thắng. Cụ thể, qua 36 trận, Calisto chỉ có 14 chiến thắng (38,9%). Trong khi đó, Miura đã thắng 21/37 trận (tỉ lệ 56,7%). Sự khác biệt ấy cho thấy Miura đâu phải quá tệ, đặc biệt trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang rơi vào cuộc khủng hoảng.
Theo nguồn tin the thao 24h không chính thức, mức lương mà VFF trả cho HLV Miura (trên danh nghĩa) khoảng 12 nghìn USD/tháng, tức là chưa bằng một nửa so với HLV ngoại gần nhất Falko Goetz. So với HLV Calisto (22 nghìn USD/tháng), lương của ông Miura cũng còn kém xa.
Miura đến từ Nhật Bản, quốc gia có nền bóng đá phát triển nhất châu Á. Từ xuất phát điểm ấy, nhà cầm quân này hiển nhiên có 1 góc nhìn khác về bóng đá và triết lý. Ông muốn lái bóng đá Việt Nam theo hướng Nhật Bản bằng việc củng cố thể lực. Quả thực, không có thể lực, khó nghĩ tới thành công. Người Nhật không cao to nhưng không hề yếu kém trong tranh chấp.
Đến Việt Nam mà chưa hiểu nhiều về bóng đá Việt Nam, Miura đương nhiên phải phát triển từ nền móng cơ bản. Chỉ có điều lộ trình này khiến Miura mất quá nhiều thời gian. Đã hơn 1 năm, ông vẫn chưa hài lòng với nền tảng thể lực của các cầu thủ thì nói gì tới chuyện lắp ghép chiến thuật nọ kia. Bởi vậy, phương án an toàn nhất của Miura là sử dụng lối chơi rắn, không để lọt lưới trước khi nghĩ tới chuyện ghi bàn.
Hãy công bằng hơn với người đàn ông này!
Trong khoảng 1 năm rưỡi dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, Miura đã gọi tổng cộng 45 cầu thủ khác nhau. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, chiến lược gia người Nhật rất ưu ái những cầu thủ trẻ. Chẳng bởi thế mà ở lich thi dau bong da VCK U23 châu Á này, U23 Việt Nam là 1 trong những đội bóng có tuổi đời trung bình trẻ nhất.
Không thành công, cũng thành nhân, bởi theo chia sẻ của vị HLV 53 tuổi này, U23 Việt Nam tập trung đá VCK U23 châu Á 2016 còn rất nhiều giá trị sử dụng cho thì tương lai. Đó là 1 dấu hiệu tích cực sau thất bại!
Có thể Miura sẽ chia tay Việt Nam vào tháng 4 tới sau khi hết hạn hợp đồng. Ông bị chỉ trích nhiều nhưng cũng đã để lại nhiều bài học cho bóng đá Việt Nam. Không thể vì thành tích nghèo nàn của các đội tuyển mà phủi bỏ công sức của nhà cầm quân này. Làm HLV ở Việt Nam hiện tại khó chẳng kém Real Madrid. Đó đều là những nơi mà người ta thích “ăn xổi ở thì”, không có chỗ cho những lộ trình dài hơi. Ai thay Miura có lẽ cũng vậy thôi…
Báo thể thao Việt Nam