Có thể nói, Carlos Bacca là một đóa hoa nở muộn. Anh là đại diện tiêu biểu nhất cho mẫu cầu thủ tài năng nở muộn, vươn lên bằng tinh thần cầu tiến và ý chí mãnh liệt. 22 tuổi mới là cầu thủ chuyên nghiệp, từng làm nghề đánh cá cùng cha và phụ xe bus trước khi trở thành một tiền đạo sát thủ…
Carlos Bacca
- Đọc tin bong da trong ngày.
GÁC NIỀM ĐAM MÊ ĐỂ KIẾM TIỀN PHỤ CHA MẸ
Lúc mới chập chững biết đi, Bacca đã bị trái bóng thôi miên. Khi ở tuổi thiếu niên, cậu bé thường trốn nhà đi đá bóng tới 9 giờ tối mới ló mặt về. “Khi Carlos đã có được một quả bóng rồi, thì không ai có thể bứt cậu ấy ra khỏi nó. Carlos có niềm đam mê mãnh liệt với trái bóng. Mẹ tôi có lần đánh cậu ấy đến gẫy cả roi mà Carlos vẫn trốn đi đá bóng. Thỉnh thoảng, thương quá, tôi đành giúp sức để Carlos trốn đi chơi bóng”, Esterama Bacca, chị gái Carlos, chia sẻ. Có lẽ, niềm đam mê ấy do di truyền, bởi cha anh cũng từng là một thủ môn nghiệp dư, nhưng vì nghèo mà không thể dấn thân theo nghiệp cầu thủ.
Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo tại Puerto Colombia (Colombia), Bacca làm nghề đánh cá cùng cha và phụ xe bus để kiếm tiền giúp gia đình cũng như đi học. Bacca không học văn hóa thuần túy như các bạn đồng trang lứa, mà chọn theo học ở trường dạy bóng đá Ivan Luzano ở khu phố Puerto. “Khi ấy, tôi theo học bóng đá với mong muốn duy nhất để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhưng chi phí đắt đỏ khiến tôi bỏ học giữa chừng, gác lại niềm đam mê để ra khơi đánh cá cùng cha. Công việc của một ngư dân rất vả và nguy hiểm”, Bacca nhớ lại.
BÓNG ĐÁ LÀ ĐỊNH MỆNH
“Khi Carlos 19 tuổi, với gánh nặng gia đình trên vai, nó thực sự nghĩ không còn cơ hội chơi bóng trở lại và không muốn bất cứ ai nhắc đến điều này. Carlos vào làm ở xí nghiệp xe bus”, ông Gilberto Bacca, cha anh cho biết. Nhưng chính mối liên hệ cuối cùng của anh với bóng đá – những trận cầu vào Chủ nhật hàng tuần với đội bóng của xí nghiệp cùng mâu thuẫn với ông chủ, khiến Bacca quyết định từ chức để gia nhập một đội bóng nghiệp dư của khu phố cùng các bạn.
- Cập nhật tin tức the thao 24/7.
Thế rồi, cứ dần dần, từ nghiệp dư tới bán chuyên nghiệp, hạng Nhì và cuối cùng, năm 2008, khi khoác áo CLB Minerven (Venezuela), anh mới trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thực sự. Tất cả như một phần thưởng xứng đáng cho đam mê bền bỉ, quá trình học hỏi, luyện tập không ngừng của chàng trai sinh năm 1986 này. “Tôi không mê tín, không tin vào định mệnh. Nhưng rõ ràng bóng đá với tôi là một định mệnh. Bóng đá đã chọn tôi”, Bacca nhớ lại. Năm 2010, khi CLB Junior vô địch Colombia, Bacca đoạt danh hiệu Vua phá lưới với 12 bàn. Hơn 1 năm sau, anh chính thức chinh phục bóng đá châu Âu ở tuổi 25.
SÁT THỦ TUỔI 29
Từng đắn đó trong việc lựa chọn giữa các giải VĐQG Pháp, Italia, Tây Ban Nha, nhưng cuối cùng Bacca chọn… Bỉ cho chuyến khám phá đầu tiên ở châu Âu. Với Bacca lúc đó, lựa chọn ấy đơn giản để anh tránh đi những áp lực không đáng có, để làm quen dần với một thứ bóng đá mới, môi trường mới và văn hóa mới. Đến Bỉ một thân một mình, không ai giúp đỡ, lại nói tiếng Tây Ban Nha (Bỉ phần lớn nói tiếng Pháp, Đức, Hà Lan và ngôn ngữ địa phương), nên Bacca gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập. Và vì thế, thay vì một ca tập như các đồng đội, tiền đạo sinh năm 1986 miệt mài tập gấp đôi thời lượng mỗi ngày.
Tuy nhiên, kết quả đem lại cũng chẳng mấy khả quan. Trong suốt 6 tháng đầu tiên tại Club Brugge, anh chỉ chơi 10 trận và ghi 3 bàn thắng, rồi phải nhận “cơn bão chỉ trích tưởng chừng đã quật ngã mình”. Nhưng tiếp tục nỗ lực luyện tập, học hỏi, trau dồi những kỹ năng chơi bóng, sự hòa nhập của Bacca trong năm thứ hai thuận buồm xuôi gió hơn, anh ghi bàn liên tục khi kết thúc giải VĐQG Bỉ 2012/13 bằng danh hiệu Vua phá lưới với 25 bàn thắng.
- Tin tức bong da anh mới nhất.
Khả năng dội bom rất thuyết phục ấy đưa anh đến với Sevilla ngày 9/7/2013. Những SVĐ mang bóng dáng Nam Mỹ, được tắm mình trong tiếng Tây Ban Nha giúp Bacca lột xác thực sự. Anh nhanh chóng trở thành hiện tượng tại Sevilla. “Carlos Bacca là một cầu thủ điển hình cho ý chí vươn lên mạnh mẽ. Nhiều tài năng trẻ sớm đi lên chuyên nghiệp nhưng nhanh chóng lụi tàn vì không thích nghi, đáp ứng với những đòi hỏi khắt khe. Nhưng Bacca thì khác. Đi lên từ cuộc sống khó khăn nên cậu ấy trân quý những gì mình có và luôn làm việc tối đa để duy trì nó ở đỉnh cao”, GĐTT Sevilla, ông Carlos Arias từng chia sẻ về Bacca như vậy.
Trong hai mùa khoác áo Sevilla, anh ghi tổng cộng 49 bàn và đoạt 2 chức vô địch Europa League. Ở tuổi 29, Bacca mới nổi danh khắp châu Âu. Sau khi đã là chân sút số một tại bất kỳ nơi đâu mà anh khoác áo, thì bây giờ là hành trình chinh phục Milan.